Sử dụng Ahrefs để nghiên cứu và gom nhóm từ khóa, cụm chủ đề SEO

146 lượt xem

Như bạn đã biết, hiện có 2 công cụ SEO nổi bật và được dùng nhiều nhất là Semrush và Ahrefs. Tùy vào sở thích, chi phí và nhu cầu mỗi người mà lựa chọn, tuy nhiên với mình thì Ahrefs vẫn là chân ái suốt bao năm qua.

huong dan su dung ahrefs

Nếu bạn đang dùng Ahrefs thì bạn thường dùng những tính năng gì? Hay sở thích lớn nhất là chụp biểu đồ đăng Facebook

Với mình ngoài việc spy đối thủ và săn domain, kiểm tra backlink thì 2 số liệu mình thích nhất trên Ahrefs là: Organic keywords và Top page.

  • Với Top page mình hay dùng để xuất toàn bộ dữ liệu những url có nhiều keywords và traffic nhất của mấy site lớn, hay site đối thủ về nghiên cứu các chủ đề để spin lại (cái này dùng cho site vệ tinh hay site chính đều ổn)
  • Với organic keywords mình thường dùng để nghiên cứu từ khóa, nghiên cứu chủ đề và gom nhóm từ khóa.

Bài viết hôm nay sẽ nói về organic keywords trước vậy, có thời gian sẽ lên dần các bài sau cho mỗi một số liệu cũng như công cụ của Ahrefs.

huong dan su dung ahrefs

1. Sử dụng Ahrefs cho website chính cần SEO

  • Lên danh sách 5 – 10 website có chỉ số SEO mạnh nhất trong lĩnh vực đang cần SEO (những khứa này dĩ nhiên họ đã làm SEO tốt, chủ đề nào họ cũng đã khai thác, nên bạn không cần phải đi nghiên cứu thị trường, vì những khứa này đã làm sẵn cho bạn).
  • Chọn site to nhất check trước, xuất toàn bộ từ khóa (hoặc 50% – 70% tùy quy mô thị trường lớn hay nhỏ). Để xuất được số lượng lớn (với những gói Ahrefs nhỏ giới hạn 2.500 dòng) thì bạn cần sử dụng bộ lọc theo thứ tự: Volume, KD, Traffic, Word count (nhớ lọc theo từng thứ tự mục đích lấy được hết danh sách từ khóa cũng như không bị trùng lặp)
  • Danh sách xuất file dạng .csv (hiện Ahrefs có hỗ trợ xuất qua Google sheet, nhưng mình vẫn chọn .csv). Xuất theo tứ tự từ site to nhất trong ngành tới site nhỏ hơn.
  • Tiến hành lọc bộ từ khóa, tùy vào cách làm mà lọc nhưng mình chỉ giữ lại các cột như: SERP, KD, Volume, Traffic, Url.
  • (trong 1 website thì có rất nhiều web có chỉ số cao nhưng toàn “rác”, nên bạn cần chọn lựa kỹ trước khi xuất dữ liệu để tránh phần lọc này tốn nhiều thời gian. Ví dụ: mảng luật thì cứ Thư Viên Pháp Luật mà phang, tiếp đó site của các đơn vị luật có làm SEO, còn riêng 2 khứa: Luật ACC với Luật Minh Khuê thì thôi đừng chấp (vì có vào Ahefs check cũng toàn content rác thôi)
  • Lọc xong, bạn có bộ từ khóa từ vài ngàn đến vài chục ngàn, đến cả 100 ngàn từ khóa ngon lành đúng với lĩnh vực của bạn (đủ cho bạn viết content cả năm không hết, vì những site đó họ cũng SEO và bao năm mới được từng đó nội dung và từ khóa)
  • Bạn qua cột Current URL chỉ cần sort dữ liệu lại, và nhìn sang cột Organic keywords thì bạn sẽ có ngay nhóm từ khóa tương ứng với Url đó (dĩ nhiên sẽ có 1 số từ khóa sai, việc của bạn là loại nó ra mà thôi)
  • Tiến hành lên outline content theo từng chủ đề + bộ từ khóa có tại cột Current URL (nhớ đánh dấu lại để biết chủ đề nào đã viết, hoặc có thể copy hay cắt sang một sheet mới đặt tên Content)
Xem thêm  Entity Vector là gì? Có lợi ích gì với SEO?

Như vậy, bạn hoàn toàn có thể chỉ mất 3 ngày đến 1 tuần để có được bộ từ khóa, chủ đề và gom nhóm từ khóa lĩnh vực của mình đủ dùng cho 6 tháng – 1 năm đến vài năm chưa hết. Và dĩ nhiên lúc này, việc lên outline cũng quá đơn giản (như mình ngồi 1 ngày có thể lên outline được cả 100 – 150 bài viết một cách đơn giản)

huong dan su dung ahrefs

2. Sử dụng Ahrefs cho website vệ tinh

Nói là site vệ tinh, nhưng thực tế bạn áp dụng cái này cho việc dựng mấy site kéo traffic nhanh, chỉ số tăng cao và kiếm tiền Adsense, Affiliate, hay bán guest post (thời 2022 mình từng có 1 case study kéo 22k traffic lên 780k trong 20 ngày và lên 1.3M chỉ sau 1 tháng, nhưng cái gì vọc mãi, chơi mãi cũng chán)

  • Tương tự cách làm ở trên, nhưng thay vì bạn vào những web có một ngách chủ đề hay lĩnh vực nào đó, thì bạn hãy tìm những web có chỉ số cực cao (nhưng nội dung hơi tào lao thập cẩm 🤣), ví dụ mấy site như MyTour, Luật Acc, Luật Minh Khuê,…
  • Cột Volume bạn tìm từ 10.000 trở lên (hoặc 5000 hoặc 20.000) tùy bạn
  • Cột KD bạn tìm từ 0 – 0 hoặc 0 – 3 (tùy bạn)
  • Cột traffic: tùy bạn có thể không lọc hoặc lọc từ bao nhiêu đó trở lên
  • Word count: chọn từ 8 hoặc 10 trở lên, tức dạng longtail keyword
  • Xuất dữ liệu về, vẫn các bước lọc như phần 1 đã hướng dẫn, tiếp theo bạn nhìn xem từ khóa nào dài + KD thấp + volume cao + đúng trọng tâm thì mang đó đi đặt làm tiêu đề (nhớ kiểm tra allintitle:”từ khóa” trước).
  • Tiến hành triển khai content, và nhớ là song song đó domain bạn cũng nên mạnh chút (làm entity, đi backlink hay gì gì đó tùy bạn), còn domain trắng cũng được nhưng lên nhanh có điều không bền vững.
Xem thêm  Google bắt đầu mở Bard cho một số lượng người dùng

huong dan su dung ahrefs

Dài quá rồi, đúng ra thì cũng không muốn viết dài và chia sẻ mấy cái này hoặc có thời gian thì chia sẻ chi tiết hơn nữa. Mình có hứa với các học viên khóa Content của mình là sẽ làm Video hướng dẫn chi tiết, nhưng thực tình chưa có thời gian quay.

Sắp tới sẽ cố gắng quay video chi tiết hướng dẫn riêng cho các bạn học viên, cũng như chia sẻ nó lên đây cho anh em xem.

Cảm ơn bạn đã đọc tới đây, chúc bạn học thêm được gì đó và triển khai thành công.

Ghi chú: Mình thành lập website cá nhân này nhằm thỏa mãn đam mê viết lách, bao gồm những bài blog mình tự viết và cả những nội dung sưu tầm. Nếu bạn yêu thích hãy cùng kết nối với mình qua Zalo: 0949.339.222 hoặc Facebook: Trịnh Bảo. Cảm ơn bạn đã ghé thăm!