Quy trình và cách viết content bằng ChatGPT hiệu quả

1166 lượt xem

Mình có chia sẻ khá nhiều lần về việc sử dụng AI nói chung và ChatGPT nói riêng để viết content, đặc biệt là content cho dự án SEO. Nó là con dao 2 lưỡi, biết dùng nó thì nó có lợi, không biết cách dùng thì nó có hại.

Quy trình 5 bước viết content bằng ChatGPT

Hôm nay mình chia sẻ ngắn gọn về: Quy trình và cách viết content bằng ChatGPT làm sao cho hiệu quả, quy trình này mình tóm gọn trong 5 bước sau đây

Bước 1: Đưa đầu vào cho ChatGPT

Như đã chia sẻ nhiều lần, với những bài không có tính sáng tạo hoặc không thể sáng tạo, nó mang tính chất định nghĩa là 10 web cũng như 1 thì chỉ có thể copy bài của các bên và đưa cho ChatGPT spin lại (bản chất đi thuê CTV viết content thì họ cũng lên Google đọc rồi xào qua xào lại, chứ không thể tự viết được)

Bước 2: Nhập Prompts

Bước này chỉ cần đưa những prompts đơn giản như: hãy viết lại cho tôi đoạn văn sau…. (3 chấm này là các ý mình muốn đoạn văn mới của mình sẽ như thế nào), sau đó nhận kết quả và đọc xem có đúng như ý mình muốn + so với đoạn văn mẫu đầu vào có khớp cùng chủ đề hay bị lạc đề (vì đôi khi như ChatGPT nó viết lan man)

Xem thêm  7 Khóa học SEO và Chứng chỉ SEO tốt nhất năm 2024

Ngoài ra có thể thêm vào prompt như: viết chi tiết hơn, viết dài hơn, viết theo văn phong ABC, viết với tư cách là XYZ,…

prompts

Xem thêm: Viết content bằng AI có ảnh hưởng tới SEO hay không?

Bước 3: Copy đầu ra và check đạo văn

Sau khi ChatGPT viết xong, copy nội dung hoàn chỉnh và cho vào tool check đạo văn (có thể dùng 2-3 tool check nếu là bài quan trọng). Mục đích bước này là xem content do ChatGPT tạo ra có tính độc đáo và có bị trùng lặp với bên nào hiện đã index hay chưa, nếu có thì tool sẽ báo nguồn, nếu không sẽ ghi là độc đáo.

Bước 4: Đăng bài viết lên website

Bước này không cần nói tới vì ai cũng làm được (nhưng lưu ý ở phần hình ảnh và cách trình bày).

Bạn đọc bài này: 3 Yếu tố làm nên một bài content tốt “chuẩn SEO”

Bước 5: Check lại đạo văn lần 2

Khi bài đã index xong thì copy nội dung của bài viết đó và check đạo văn như bước 3 thêm 1 lần nữa, nếu có thông báo trùng lặp và domain trùng lặp đó lại là chính domain của mình thì xem như ngon lành vì bài của mình hiện vẫn đang độc đáo, nếu nó báo trùng lặp với 1 domain khác thì nên xem xét lại (ở bước này nếu có bên web nào đó cào bài hoặc copy bài mình về thì cũng check ra luôn để kịp xử lý trước khi nó TOP trước mình)

Xem thêm  Micro Semantics trong SEO là gì? Lợi ích của việc tối ưu hóa Micro Semantics
dao-van
Check đạo văn lần 2 là khi bài viết đã được index

Bước 6: Kiểm tra thứ hạng từ khóa

Check thứ hạng những từ khóa tương ứng với nội dung bài viết, nếu có xếp hạng rải rác vào TOP 100 thì tiếp tục theo dõi và tối ưu dần cho tới khi nó về TOP 1-3-5 hay 10.

Lưu ý:

Cách làm này chỉ phù hợp với những nội dung không cần tính sáng tạo, hoặc những nội dung mang tính định nghĩa, công thức không có nhiều sáng tạo mà chủ yếu ở văn phong lẫn cách trình bày (những dạng nội dung này thì dù bạn có thuê CTV viết bài, họ cũng lên Google đọc bài của những bên khác rồi xào qua nấu lại chứ không thể tự viết được)
Còn với những nội dung cần sự sáng tạo, sự mới mẻ, nội dung nguyên gốc và yêu cầu EEAT cao thì tốt nhất cẩn trọng, nắm chắc tư duy, kiến thức và chuyên môn cái cần viết rồi thì chỉ dùng AI tạo dàn ý hoặc thêm ý tưởng chứ không nên phụ thuộc.

content-chatgpt

Trong hình trên: là ví dụ về check đạo văn và chụp màn hình một số bài mình dùng ChatGPT để spin lại của bên khác (mỗi dòng là 1 bài viết chứ không phải của cả cái website đâu, có cả những bài key cạnh tranh nhưng không cần dùng tới bất kỳ yếu tố offpage nào)

Ghi chú: Mình thành lập website cá nhân này nhằm thỏa mãn đam mê viết lách, bao gồm những bài blog mình tự viết và cả những nội dung sưu tầm. Nếu bạn yêu thích hãy cùng kết nối với mình qua Zalo: 0949.339.222 hoặc Facebook: Trịnh Bảo. Cảm ơn bạn đã ghé thăm!

× sticky