SEO bây giờ chi phí rất cao, mức trung bình cho một dự án SEO cũng phải từ 25 – 30tr/ tháng và nhân lên với 9 – 12 tháng trở lên. Chưa kể ngành cạnh tranh cao thì mức chi phí phải đầu tư càng lớn, bất kể dù doanh nghiệp chọn tuyển nhân sự về làm việc hay thuê Agency SEO bên ngoài.
Một dự án SEO có thể tiêu tốn của doanh nghiệp/ chủ website từ 200 triệu đến 500 triệu và con số có thể hơn thế nữa. Vấn đề chưa dừng lại ở con số đầu tư bao nhiêu, mà SEO đã là khoản đầu tư thì phía sau phải là bài toán doanh thu và lợi nhuận có được từ khoản đầu tư đó (bất kể nó là gián tiếp hay trực tiếp tạo ra chuyển đổi)
Kinh tế Việt Nam nói riêng và toàn cầu nói chung của giai đoạn 3 quý đầu năm 2023 tình hình chưa có gì khởi sắc, và dĩ nhiên quý 4 này cũng chưa có dấu hiệu gì khả quan phía trước. Theo một số nguồn tin từ các trang số liệu kinh doanh hay thời sự, nhiều chuyên gia nhận định năm 2024 vẫn còn nhiều ảm đạm và ít cơ hội thay đổi lớn cho nền tài chính, vì vậy việc doanh nghiệp bỏ ra một số tiền lớn để chi cho SEO giai đoạn tới là điều cần phải cân nhắc kỹ lưỡng trước khi xuống tiền.
Ví dụ: một doanh nghiệp đầu tư 30 triệu/ tháng cho SEO, thì hãy tính tới con số 80tr – 100tr/ tháng cho mức đầu tư marketing tổng thể cả online và offline. Nếu như doanh nghiệp nào đó đang tính dồn khoản đầu tư của mình vào SEO và mong chờ kết quả mang lại doanh thu và lợi nhuận thì chắc chắn thất bại.
SEO giờ đưa vào làm kênh marketing chính để mong tạo ra dòng tiền là khó, nó chỉ nên là một phần trong chiến lược marketing tổng thể của doanh nghiệp mà thôi, bên cạnh đó cần triển khai đa kênh: từ quảng cáo trực tuyến, truyền thông đa phương tiện, triển khai hệ thống social(nhất là nền tảng videos ngắn như Short, Reels, TikTok,…), đội ngũ sales truyền thống,…
Bài toán nào cho các đơn vị nhỏ hoặc siêu nhỏ nếu không làm SEO?
Ví dụ: cửa hàng bán linh kiện máy móc, đơn vị sửa chữa điện lạnh, vệ sinh công nghiệp, chuyển phát nhanh, in ấn, nội thất, shop thời trang, cửa hàng thực phẩm,… với những ngành này mà thuộc quy mô công ty nhỏ (dưới 10 nhân sự, doanh thu tháng một vài trăm triệu,…) thì việc bỏ ra con số vài ba trăm triệu cho SEO là điều KHÔNG NÊN vào lúc này.
Vậy nếu không triển khai SEO thì phải làm gì nếu hiện đã có website hoặc đang có ý định làm website? Một số gợi ý sau đây có thể tham khảo:
1. Thuê nhân viên IT quản trị và vận hành website. Chi phí bỏ ra cho lương 1 nhân sự làm được việc giờ hành chánh hiện cũng tầm: 9tr – 12tr/ người/ tháng
Điểm yếu: chủ doanh nghiệp phải tuyển dụng, chọn lọc hồ sơ, phỏng vấn và để kiếm được nhân sự tốt làm được việc là hơi khó. Chưa kể còn các khoản thưởng, đóng bảo hiểm, và mất thời gian công sức để quản lý nhân sự,…
2. Triển khai chạy quảng cáo: Facebook Ads, Google Ads,… Chọn kênh nào thì tùy ngành, tùy chiến lược và thời điểm. Có chiến lược chạy chỉ để phủ thông tin làm thương hiệu chứ ko tạo đơn hàng trực tiếp nhưng cũng có chiến lược chạy bán hàng là chính.
Chi phí cho hạng mục này cũng không rẻ (từ 10tr – 30tr/ tháng hoặc có thể hơn, nhưng ưu điểm là tạo ra chuyển đổi nhanh)
3. Triển khai quảng cáo truyền thông đa phương tiện: book báo chí PR, book KOC hay KOL, mua các giải thưởng làm thương hiệu,…. Đây là những chuỗi chiến lược đơn lẻ nên được khuyến khích đi kèm 1 chiến dịch khác như: khuyến mãi, khai trương, ra mắt sản phẩm mới…
Chi phí cho hạng mục này thường không có mức nào cố định, tùy thuộc vào số lượng, hình thức, kênh nào và thuê ai?
4. Tự bản thân chủ doanh nghiệp hay chủ website mày mò học SEO, học Ads và xây dựng các kênh social. Phần này có hơi cực, nhưng nếu chịu khó dành thêm thời gian thì hoàn toàn hiệu quả, mà hiện tại nhiều “ông bà chủ” nhỏ vẫn đang làm (thậm chí là đang chiếm đa số)
Chi phí cho kênh này do chính họ tự lập kế hoạch ngân sách mà triển khai theo kiểu “lựa cơm gắp mắm” tại từng thời điểm. Ưu là tự làm thì chủ động và nắm rõ được lĩnh vực mình làm, nhưng nhược là ôm hết việc thì khổ và mất thời gian cho việc kinh doanh.
5. Giải pháp tiếp theo (cũng là giải pháp mà mình hiện đang tư vấn cho khách nhiều nhất), đó chính là thuê outsource dịch vụ quản trị và chăm sóc website.
Tùy vào nhu cầu để đưa ra yêu cầu và nhận được báo giá tương tức, ví dụ:
- Chỉ chăm sóc và quản trị website: viết bài, quản lý công cụ đo lường, báo cáo,…
- Chăm sóc, quản trị, fix lỗi (nếu có), kiêm SEO một số từ khóa ngách, hoặc SEO theo tiến độ giai đoạn,…
- Bao gồm cả quản lý và chăm sóc các kênh social: Fanpage, TikTok, Youtube,…
- Bao gồm cả Ads, cả quản lý khách hàng và đơn hàng,…
- Bao gồm cả quay dựng và chỉnh sửa video, thiết kế hình ảnh cho sản phẩm, làm nội dung cho social,…
- ….
Nhu cầu/ yêu cầu do hai bên thỏa thuận, cũng từ đó mà mức chi phí tỷ lệ thuận theo. Hiểu đơn giản thì dịch vụ này nó giống như việc bạn thuê đội bảo vệ nội bộ hay thuê công ty dịch vụ bảo vệ vậy. Ưu và nhược thì tùy vào mỗi doanh nghiệp để cân đo đong đếm.
- Nếu đem so sánh 1 nhân viên IT lương 12tr thì khi bạn thuê dịch vụ ngoài chỉ cần bỏ ra 9tr (tiết kiệm được 3tr).
- Nếu có ý định thuê 2 nhân viên IT với tổng lương 20tr thì có thể thuê dịch vụ ngoài với giá chỉ 16 – 18tr (tiết kiệm từ 2 – 4tr), không chỉ tiết kiệm chi phí mà còn an toàn, có được sự cam kết, có hợp đồng thỏa thuận dịch vụ được ký kết giữa 2 bên, có hóa đơn GTGT để báo cáo thuế, lại chẳng phải mất thời gian quản lý nhân sự.
Giả sử bạn thuê một nhân sự làm việc tại công ty, sẽ có vài ba trường hợp xảy ra:
- Nhân sự làm được việc nhưng lại đòi tăng lương? Không tăng họ sẽ nghỉ
- Nhân sự đang làm được việc nhưng vì hoàn cảnh nào đó phải nghỉ việc. Bạn lại phải đi tuyển dụng người thay thế
- Nhân sự bạn tuyển vào, dù phỏng vấn kỹ nhưng tới khi vào làm lại thể hiện năng lực kém, khiến website ngày càng tệ
Tất cả những vấn đề trên, đều làm cho trang web của bạn bị gián đoạn hoặc thiếu đi tính hiệu quả xuyên suốt quá trình hoạt động, chưa kể một số rủi ro khác xảy ra như: cho nhân viên nghỉ việc vì không đáp ứng nhu cầu, sau đó nhân viên quay lại và phá website,…
Ngoài ra việc tuyển dụng nhân viên nội bộ, dù có làm được việc hay không thì trong quá trình họ làm việc bạn vẫn phải trả lương theo luật lao động, và để quyết định cho một nhân viên nghỉ việc cũng cần hoàn tất các thủ tục liên quan bảo hiểm, chế độ. Bù lại nếu bạn thuê đơn vị quản trị chăm sóc web bên ngoài thì khi không thấy hiệu quả, bạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng, thậm chí là đòi bên kia bồi thường (nếu để xảy ra vấn đề gây thiệt hại cho website của bạn)
Và dịch vụ mà mình đang nói ở mục 5 này chính là: DỊCH VỤ CHĂM SÓC WEBSITE – Xem chi tiết tại: https://balico.com.vn/cham-soc-web/
Dịch vụ này mình nhận từ hồi 2012, và khi mở công ty thì cũng triển khai từ 2019 tới nay, có những khách hàng làm việc với bên mình cũng cả 4 năm nay.
Vài năm trở lại đây, mình có chia sẻ với một số anh em cùng ngành, và anh em cũng có lấn sân qua thử nghiệm một thời gian nhưng hiện tại thì đã tạm dừng hết thì phải (bởi vì cái khó của dịch vụ này so với SEO là cần có “cầm kỳ thi họa – văn võ song toàn 🤣🤣🤣 nói đùa chứ, kiểu như tiền thì ít mà phải vừa biết content, SEO, Ads, code, fix lỗi,… Nên anh em chê tiền ít mà cực hơn SEO nhiều nên không ai làm nữa)
Bạn quan tâm, có thể liên hệ để được tư vấn kỹ hơn (hình ảnh minh họa cho 1 dự án chăm sóc website, biểu đồ chẳng cần dựng đứng như các case study SEO nhưng bù lại hành trình phát triển đều theo năm tháng (bất chấp Google có update gì), vì cơ bản chỉ như chăm cây tới ngày ra hoa đơm quả hoàn toàn organic mà không dùng chất kích thích)
(Đây là bài chia sẻ có đính kèm chút PR dịch vụ đầu tiên trong sự nghiệp của mình, có lẽ cần học cách thay đổi dần là vừa, không nên dấu nghề dấu dịch vụ mãi nữa)
CÔNG TY CỔ PHẦN GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ BẢO LINH
🏢 Số 74 Trần Thị Hoa, Kp. 12, P. An Bình, Tp. Biên Hoà, Đồng Nai
☎️ 0949.339.222
📧 contact@balico.com.vn
🌏 www.balico.com.vn
Ghi chú: Mình thành lập website cá nhân này nhằm thỏa mãn đam mê viết lách, bao gồm những bài blog mình tự viết và cả những nội dung sưu tầm. Nếu bạn yêu thích hãy cùng kết nối với mình qua Zalo: 0949.339.222 hoặc Facebook: Trịnh Bảo. Cảm ơn bạn đã ghé thăm!