Luận bàn Tam Quốc & Khởi nghiệp kinh doanh

310 lượt xem

Tam Quốc là một thời kỳ phân liệt trong lịch sử Trung Quốc khi ba quốc gia Tào Ngụy, Thục Hán, và Đông Ngô cùng tồn tại, được xem là khởi đầu của Ngụy–Tấn–Nam–Bắc triều và Lục triều, thường được tính từ niên hiệu Kiến An thứ nhất tức năm 196. Trong bài này hãy cùng mình nhìn nhận Tam Quốc qua một khía cạnh hoàn toàn mới đó là Khởi nghiệp kinh doanh.

Nhân vật Tôn Quyền

Sở hữu Công ty gia đình cha truyền con nối mang tên: Đông Ngô

Kinh doanh và phát triển dựa vào bản sắc truyền thống của địa phương mà giữ vững thị phần riêng, luôn chờ đợi thời cơ để khuếch trương thanh thế

Nhân sự của Đông Ngô chủ yếu sử dụng anh em, bằng hữu và con ông cháu cha

Nhân vật Tào Tháo

Sở hữu công ty cổ phần hoá Tào Nguỵ, núp bóng nhà nước và sử dụng nguồn vốn từ ngân sách quốc gia

Có thực lực hùng mạnh, nhân viên đông, được hưởng nhiều ưu đãi từ chính sách nhà nước cũng như lợi dụng được cả kẻ hở của pháp luật để đầu cơ…

Cách chiêu mộ nhân tài của Tào Tháo cũng khác thường, sẵn sàng trả lương cao để câu kéo nhân tài của đối thủ về làm cho mình, mặc dù biết họ về với mình chẳng phải để công hiến (như Quan Vũ, Từ Thứ). Tuy vậy từ bên trong lại ẩn chứa những rủi ro tiềm tàng bởi Tuân Úc luôn một lòng trung thành với đảng mà chống tham nhũng, cường quyền còn Tư Mã Ý luôn có ý định giành quyền kiểm soát công ty.

Xem thêm  Cạp đất mà ăn là gì? Đất có thể cạp ăn được hay không?

tam quoc -khoi nghiep

Nhân vật Lưu Bị

Sở hữu Công ty Thục Hán: là công ty TNHH khởi nghiệp đi lên từ 2 bàn tay trắng cùng với 2 nhà đồng sáng lập: Quan Vũ và Trương Phi

Lưu Bị xuất thân nghèo khổ, nên cách thu phục nhân tài của y chỉ dựa vào uốn 3 tấc lưỡi của mình. Vậy nhưng cũng chính nhờ vậy mà Thục Hán lại có được nhiều nhân vật thuộc bậc anh tài về giúp sức gầy dựng công ty, trong đó phải kể đến 5 vị Phó Giám Đốc giỏi dang được gọi là Ngũ Hổ Tướng

Lại thêm nhà tư vấn chiến lược đầu tư nổi tiếng: Gia Cát Lượng, người đã giúp Lưu Bị trúng thầu được nhiều dự án đầu tư béo bở trước các đối thủ

Tuy nhiên cuối cùng cả công ty trên đều có kết cục như nhau: PHÁ SẢN

Mặc dù thời gian tồn tại của 3 công ty dài ngắn khác nhau, nhưng khi bước vào một kỷ nguyên mới cạnh tranh khốc liệt, sự biến động của thị trường cùng sự phát triển chóng mặt của công nghệ nên lối tư duy cũ, lạc hậu đã đẩy cả 3 công ty rơi vào tay của cha con nhà Tư Mã Ý (một kẻ thức thời nhưng luôn biết nhẫn nhục chờ cơ hội – cũng là kẻ không ngừng học hỏi, âm thầm xây dựng đế chế khởi nghiệp riêng sau lưng mình)

Bởi vậy: coi phim đôi khi không chỉ để giải trí, hay nhìn về lịch sử mà còn để rút ra những bài học kinh doanh cho mình.

Xem thêm  Vượt qua nỗi sợ sân khấu: Con đường đến với sự tự tin

Ghi chú: Mình thành lập website cá nhân này nhằm thỏa mãn đam mê viết lách, bao gồm những bài blog mình tự viết và cả những nội dung sưu tầm. Nếu bạn yêu thích hãy cùng kết nối với mình qua Zalo: 0949.339.222 hoặc Facebook: Trịnh Bảo. Cảm ơn bạn đã ghé thăm!

× sticky