Luận bàn về bản cập nhật của Google tháng 8/2022

922 lượt xem

Sáng nay nhiều anh em SEO đang quan tâm tới “Bản cập nhật sẽ bắt đầu được tung ra vào tuần tới…” của anh Gồ nói về “cập nhật nội dung hữu ích”.

Xem: https://developers.google.com/search/blog/2022/08/helpful-content-update

Cảm nhận về bản cập nhật lần này, mình có vài ý tóm tắt và phân tích sau (dựa trên nội dung của Google đưa ra, mình chỉ làm rõ nghĩa hơn cho một số anh em)

Vấn đề của anh Google đang gặp phải gần đây theo mình thấy:

  • Google có vẻ đang “mất kiểm soát” ở xếp hạng (nhất là gần đây lỗi tè le, AI không thông minh như chúng ta nghĩ đâu, cho nên những anh em làm thật lại ăn hành, anh em cào bài hay làm dối lại thăng hạng)
  • Gồ mất kiểm chứng nội dung vì spin, nạn cào bài, AI content, xác định bản quyền,… (tình trạng copy bài búa xua mà bài gốc bay top, còn bài copy lại lên…)
  • User traffic đang thao túng nhiều suggest thiếu chính xác, time on site cũng sai nốt (nên dựa vào time on site và bounce rate không còn chính xác để đánh giá)
  • Đâu là giá trị nguyên bản của nội dung? Google căn cứ vào đâu để đánh giá?
  • Dựa vào đâu để đánh giá nội dung đó là hữu ích? Hữu ích với ai?

Google đang nói ra cái họ muốn, họ update để muốn hướng người ta làm theo và để lọc rác cùng nhiều thứ khác, còn liệu Google có làm được đúng như họ nói hay không thì hóng (mà đoán là 50/50 hên cho anh này, xui cho anh kia)

google cap nhat

Tóm tắt những mục đích trong bản cật nhật tháng 8/2022 của Google

THỨ NHẤT

Ngày càng có nhiều nội dung mới được đưa lên kho dữ liệu khổng lồ trên internet, và Google sống nhờ cái kho dữ liệu ấy nên họ luôn muốn nó được bổ sung và lấp đầy thay vì mấy cái nội dung cũ bị xào qua nấu lại nhiều năm liền.

THỨ 2

Kể cả khi bạn, hoặc doanh nghiệp của bạn có chút tiếng tăm và lượng khách hàng ở môi trường Offline, nhưng liệu rằng khi xây dựng một trang web và cách mà bạn triển khai nội dung Online có khiến những người khách cũ / khách mới của bạn cảm thấy có giá trị và hài lòng hay không?

Và bằng cách nào bạn chứng minh được những thành tựu của offline trên online? (là các giải thưởng, những đóng góp xã hội, những hoạt động chuyên ngành thông qua sự kiện,… anh em làm Entity Social mà quên mất “Entity Offline”)

THỨ 3

Bạn mở một website về mảng xây dựng, nhưng rồi liệu những nội dung trên website đó có thể hiện rằng người viết thật sự am hiểu về lĩnh vực ngành nghề của mảng xây dựng hay không? có bằng chứng gì thể hiện được điều đó?

Xem thêm  Tìm kiếm của Google sẽ không tồn tại trong 10 năm nữa?

THỨ 4

Bạn mở một công ty vệ sinh công nghiệp, bạn xây dựng một website đẹp mắt, nhưng liệu rằng tất cả nội dung trên đó bạn có nhắm đúng trọng tâm của các lĩnh vực dịch vụ của bạn đang làm hay không?

Hay bạn lại thuê CTV viết content dựa trên những chủ đề chẳng có sự liên quan, hoặc có sự liên quan nhưng chỉ là các chủ để câu view, bám trends mà lượng truy cập sẽ chẳng hề mạng lại cho một một chút doanh thu nào?

THỨ 5

Sau khi truy cập vào bài viết trên website của bạn, liệu rằng nó có đủ chuyên môn, thông tin, kiến thức,… giúp khách hàng của bạn stop luôn việc tìm kiếm (rằng: A à.. nó đây rồi, tôi tìm thấy nó rồi…)

Hay người dùng lại phải quay ra thanh công cụ tìm kiếm để tìm và click vào các kết quả khác?

Đây là một điều quan trọng mà có lẽ nhiều anh em chưa thật sự chú ý: nếu một ai đó lên Google tìm dịch vụ sửa máy lạnh, sau đó họ click vào web bạn và một cuộc gọi được diễn ra, họ stop tìm kiếm (nhiều người khác cũng vậy) -> ok bạn có giá trị thật sự.

Ngược lại họ click vào website của bạn nhưng lại tiếp tục ra thanh công cụ và search tiếp (có thể so giá với sản phẩm/ dịch vụ nơi khác hoặc không hài lòng với nội dung vừa truy cập) nhưng dĩ nhiên khách quan mà nói: nội dung mà bạn cung cấp chưa thực sự thoả mãn.

google cap nhat helful

THỨ 6

Trang web của bạn có các tính năng đánh giá nội dung, hay bằng cách nào đó có thể chứng minh được sự hài lòng của người dùng về nội dung trong đó.

Hài lòng họ sẽ bookmark nó, share lại nó ở đâu đó, hoặc họ sẵn sàng copy lại nguyên bài hoặc dẫn một đoạn blockquote và ghi nguồn (đôi khi được copy cũng là một điều tốt).

THỨ 7

Cái giá trị hữu ích và “nguyên bản” có thể ví dụ ở một số content đặc thù dễ đánh giá: Một bài viết chia sẻ về cách sửa lỗi website bị ABC gì đó, do chính tác giả đã dính lỗi, đã mày mò sửa được và chia sẻ lại → sau đó người dùng tìm thấy nó, đọc kỹ và làm theo và cũng đã sửa được lỗi (ok đến đây đúng ra xong rồi)

NHƯNG sau đó: bài gốc bị trăm ông khác copy vô tội vạ (không ghi nguồn) hoặc xào xáo lại → Gồ chắc không mong muốn mấy thể loại content này tồn tại (không tính những ông viết chủ đề đó nhưng cách làm mới được cập nhật, hoặc cách làm khác,…)

Nhưng cũng khoan: nguyên bản và hữu ích lại có sự khác nhau ở 2 vế, nếu bài nguyên bản mang ít giá trị hữu ích hơn cho người dùng thì bài được xào nấu lại vẫn TOP cao hơn là chuyện thường

Xem thêm  Bài học SEO số 1: Đưa website của bạn lên công cụ tìm kiếm Google

(mình cũng hay đẩy TOP kiểu này, lấy nội dung bài cũ của web đang TOP nhưng hướng dẫn sơ sài, mình sẽ tự tay thực hiện nó và chụp lại màn hình kèm theo hướng dẫn chi tiết và hữu ích hơn cho người dùng, và mình TOP cao hơn bài viết gốc)

THỨ 8

Nội dung hữu ích: Là thứ mang lại giá trị cho người đọc/xem/nghe,… nhưng giá trị của mỗi người lại khác nhau “người thích cá đồng kho khế, kẻ thích cá bể kho dưa” (cũng như tóp tóp nhiều anh em thấy mấy cô hở hang uốn éo là muốn chửi, nhưng nhiều anh lại chỉ suốt ngày vào tóp tóp để follow và xem mấy cô đó).

Cho nên hữu ích hay không hữu ích nó còn nằm ở ngữ cảnh, độ tuổi, giới tính, khu vực địa lý, thói quen người dùng, thời điểm,…

THỨ 9

Google “có lẽ” muốn lắm: đập chết mấy nội dung tạo tự động, được cào hàng trăm chủ đề về một cái web nào đó.

Nhưng tiếc rằng AI của Google chắc chưa đủ thông minh để loại mấy nội dung đó ra? nên anh em cào bài vẫn TOP ầm ầm và kiếm hàng tá tiền Adsense

Chuyện hài hơn là đôi khi content do AI tạo lại được chính AI của Google chấm duyệt, 2 con AI này nó “iu nhao” và “tâm đầu ý hợp” thì ối dời.

THỨ 10

Google phải chăng đang không muốn nhìn thấy mấy cái dạng web thông tin tổng hợp thiếu chuyên môn và tính sáng tạo, mang đến thông tin thiếu khách quan cho người dùng (mấy cái toplist, reviews,… làm gì có ông nào đánh giá trung thực đâu, toàn PR trá hình hoặc cày link, cày Aff,… tui tìm mua cái micro thu âm mà đọc nát chục bài review còn chẳng tin được ông nào)

Và phải chăng Gồ không muốn mấy dạng đấy tồn tại? tui cũng muốn như vậy (cái gì cũng viết, cũng cào nhưng chẳng có chút kiến thức nào về cái mình viết)

Có điều: muốn là một chuyện, mà liệu anh Gồ có làm được hay không là một chuyện

THỨ 11

“Tránh tạo nội dung cho các công cụ tìm kiếm” – Nghe vô lý vãi (SEO không tạo ra nội dung và tối ưu cho công cụ tìm kiếm thì dành cho ai?)

Tuy nhiên hiểu đúng thì cái này tuỳ chủ đề, tuỳ vào lĩnh vực mà bạn đang triển khai nội dung. “Sáng tạo nội dung” là cụm từ được nhắc đến nhiều trong mấy năm gần đây: từ tóp tóp, Facebook, Youtube,…, đại loại như:

Có những site chỉ nên viết theo chủ đề mà ko cần nghiên cứu từ khoá (vì nếu bạn quan tâm những từ khoá được search nhiều trên Google nghĩa là chủ đề đã cũ, nội dung đã cũ, mọi người đã biết tới nó,.. và tại TOP 10 đã có thằng khác ngồi ở đó rồi), các công cụ nghiên cứu từ khoá chỉ là đang thống kê lại những gì đang có chứ không hề mới.

Xem thêm  Quy trình và cách viết content bằng ChatGPT hiệu quả

Nhưng viết những thứ chưa ai search hay search cực ít thì ai sẽ tìm thấy? ai sẽ đọc nó? thật ra có một sự thật: key có volume thấp và cực thấp nhiều khi là key chuyển đổi cao, và do khách search / ngược lại key có volume cao thì lại không phải khách tiềm năng search.

Có những site / chủ đề họ sẽ tự tạo ra nội dung mới chưa từng có trên Google, thậm chí không quan tâm search intern vì nó là mới 100%.

Ví dụ: nếu 2 nhân vật HĐ và HHA không dính vụ gì ở Châu Âu, vậy trước đó làm gì có ai search mấy cái cụm từ liên quan? Còn khi đã có xuất hiện từ khóa, volume search cao rồi thì nó đã xảy ra, đã cũ,… có viết cũng là câu view, theo trend ngắn hạn.

Nếu giả sử tất cả nội dung đều được viết dựa trên nghiên cứu từ khóa: độ khó, trends, volume,…. vậy hoá ra thế giới này chỉ gói gọn mãi trong từng ấy nội dung (A viết xong, người dùng đi tìm kiếm -> tạo ra volume search, C nghiên cứu từ khoá lại cho ra nội dung tương tự cái A đã viết,… vòng lặp luẩn quẩn).

Có site nội dung không thể sáng tạo thì cần ưu tiên yếu tố khác (truyện, thơ, văn bản pháp luật,….) hoặc có những bài dạng: quy trình, phương pháp,… tính sáng tạo chỉ nằm ở việc bổ sung hoặc hình ảnh mới + chính chủ (VD: quy trình vệ sinh máy lạnh, cơ bản quy trình hao hao giống nhau nhưng câu chữ còn không quan trọng bằng hình ảnh bạn chụp thật + key ăn theo local).

CUỐI CÙNG:

Mỗi lần Google cập nhật, dù là bản cập nhật về gì thì với bản thân mình vẫn chỉ mong Google nó làm được cái nó nói nhưng… khó lắm khó lắm

Người trần mắt thịt tai nghe mắt thấy còn sai, thì AI làm gì đúng hết (hoặc biết đâu cố tình sai) nên nhiều sự thật phũ phàng, ngang trái, ấm ức,… vẫn đeo bám anh em nào làm “SEO sạch” bao năm ròng

Google “có lẽ” không bao giờ để bất kỳ một yếu tố xếp hạng nào đúng mãi, hoặc những phát ngôn của họ, hoặc những bản cập nhật của họ là hoàn toàn đúng như họ nói: họ là tư bản không chỉ trên internet mà cả ngoài đời thực: họ luôn tạo ra những cú “đánh lạc hướng” làm phân tán thị trường để trục lợi, cuối cùng thì dù chúng ta tiếp tục làm “trái lời” hay “tuân theo” những gì Google nói cũng không chắc rằng sẽ được “thưởng” hay bị “phạt”

Đôi dòng tóm tắt + phân tích + cảm nhận vậy, chứ mình vẫn áp dụng công thức MKN suốt bao lần Google cập nhật rồi.

Và ghi chú thêm: mình đã không còn nhận SEO cho bất kỳ công ty hay cá nhân nào nữa nhé.

Ghi chú: Mình thành lập website cá nhân này nhằm thỏa mãn đam mê viết lách, bao gồm những bài blog mình tự viết và cả những nội dung sưu tầm. Nếu bạn yêu thích hãy cùng kết nối với mình qua Zalo: 0949.339.222 hoặc Facebook: Trịnh Bảo. Cảm ơn bạn đã ghé thăm!