SEO du kích là gì? Trường phái “SEO mũ tai bèo” chỉ có ở Việt Nam

1170 lượt xem

Năm 2012, một lần cà phê ở Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh. Khi ngồi đàm đạo với một số anh em nói về SEO, kể tên các loại trường phái “SEO mũ trắng”, “SEO mũ đen”, “SEO mũ xám”,… Có mấy anh em đùa là ở Việt Nam còn có SEO mũ rơm, SEO mũ cối,… lúc đó mình buột miệng nói đùa: tất cả trường phái đều thua “SEO mũ tai bèo” hết.

Sau hôm đó, mình về suy nghĩ và bất chợt nhận ra “SEO mũ tai bèo” hoàn toàn có thể là một phương pháp SEO hiệu quả, nó không phải là trường phái như mũ đen, mũ trắng hay mũ xám nên có lẽ cần tìm một cái tên thích hợp hơn.

Thế rồi “SEO du kích” ra đời từ đó, và mình cũng kiên trì với phương pháp SEO này từ đó tới nay qua bao năm tháng nhưng vẫn hiệu quả, đặc biệt những dự án ngân sách nhỏ, đánh dài hơi theo kiểu “trường kỳ kháng chiến”. Vậy cụ thể thì SEO du kích là gì? Hãy cùng mình tìm hiểu về phướng pháp này nhé, và đây cũng là lần đầu tiên mình bật mí về nó trước khi “giải nghệ SEO”, nhưng trước hết để hiểu về SEO du kích hay SEO mũ tai bèo, hãy tìm hiểu một chút về “chiến tranh du kích” và mũ tai bèo nhé, vì sao? Vì nó có sự liên quan tới phương pháp SEO mà mình chia sẻ

Chiến tranh du kích là gì?

Chiến tranh du kích không chỉ đơn thuần là cuộc chiến tranh, mà còn là một tài nghệ thuật chiến đấu đầy sáng tạo. Những chiến binh du kích của chúng ta, thoắt ẩn, thoắt hiện, đã thể hiện khả năng đánh đối phương bằng nhiều cách khác nhau. Chúng đã sử dụng chông sắt và chông tre để tấn công, đánh bằng sự kỳ công của ong vò vẽ, hoặc thậm chí đã sử dụng mìn và lựu đạn gài để làm cho đối phương phải đối mặt với một loạt tình huống nguy hiểm.

Chúng ta cũng đã phát triển các chiến thuật và kỹ thuật mới, chẳng hạn như sử dụng giàn thun để bắn lựu đạn một cách linh hoạt, biến hóa khôn lường. Tất cả những điều này đã đưa chiến tranh du kích của chúng ta lên một tầm cao nghệ thuật, nơi mà sự sáng tạo và tài nghệ thuật đang thách thức đối phương một cách đáng kể.

Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng chúng ta đối mặt với một đối thủ mạnh mẽ hơn, có lực lượng và trang bị hiện đại hơn. So về lực lượng tương quan, chúng ta thường dưới áp lực lớn. Đó là lý do tại sao chiến tranh du kích trở thành một biện pháp chiến đấu hữu ích – nó giúp bảo toàn lực lượng của chúng ta trong khi gây ra tổn thất nặng nề cho đối phương.

Chiến tranh du kích không chỉ là cuộc đối đầu giữa hai lực lượng đối xứng. Nó là một loại hình chiến tranh phi đối xứng, thường được các phe, nhóm quân sự nhỏ và yếu hơn áp dụng đối với kẻ thù lớn và mạnh hơn. Lối đánh du kích của chúng ta bao gồm các cuộc phục kích, phá hoại, đánh bất ngờ, chớp nhoáng và khả năng rút lui nhanh nhạy. Chúng ta tận dụng mọi cơ hội để đối phương phải đối mặt với những cuộc tấn công không lường trước, khiến họ phải đau đầu trong việc đối phó với sự tàn phá và tác động không ngừng từ phía chúng ta.

o du kích

“O du kích nhỏ giương cao súng
Thằng Mỹ lênh khênh bước cúi đầu
Ra thế! To gan hơn béo bụng
Anh hùng đâu cứ phải mày râu!”.

Mũ tai bèo là gì?

Sau khi thoát khỏi thời kỳ ách thống trị kéo dài hàng nghìn năm từ phía giặc Tàu, Việt Nam tiếp tục phải đối mặt với cuộc kháng chiến đầy cam go chống lại kẻ thù từ phương Tây. Trong bước đầu của cuộc chiến này, chiếc nón tai bèo của quân đội trở thành một công cụ quan trọng hỗ trợ cho bộ đội trong cuộc chiến.

Chiếc mũ tai bèo không chỉ là một phần của trang phục quân đội, mà còn trở thành một công cụ quan trọng trong việc ngụy trang cho các chiến binh. Với đất nước đa dạng về thiên nhiên như Việt Nam, màu xanh của rừng rậm và biển bạc trải dài, chiếc mũ tai bèo thường được chọn với màu xanh lá cây, hỗ trợ ngụy trang hiệu quả. Đồng thời, nó còn bảo vệ người lính khỏi sự quấy rối của côn trùng trong rừng rậm và những rào gai thép nguy hiểm khi họ tiến vào chiến trường.

Xem thêm  Viết bài đạt điểm xanh trên Rank Math SEO

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng chiếc mũ tai bèo của quân đội trong thời chiến không thể bảo vệ hoàn toàn khỏi mảnh văng và mảnh rơi từ bom đạn, cũng như không có khả năng chống đỡ đạn bắn trực tiếp từ phía đối phương. Vì vậy, nó không phải là một biện pháp bảo vệ tối ưu trong trận chiến với bom đạn dữ dội.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, chiếc mũ tai bèo xuất hiện lần đầu tại một đơn vị võ trang trong đêm Đồng Khởi tại Bến Tre. Chiếc mũ vải mềm, màu xanh nhẹ nhàng này nhanh chóng trở thành một biểu tượng và được nhiều chiến sĩ giải phóng quân yêu thích.

Chiếc mũ tai bèo của các anh hùng giải phóng quân Việt Nam không chỉ là một món đồ thông thường, mà còn mang trong đó một tình cảm trân trọng và đằm thắm. Khi đón tiếp các đoàn đại biểu từ khắp nơi miền Nam, họ luôn ao ước được tặng một chiếc mũ tai bèo kèm theo chữ ký lưu niệm, để lưu giữ như một biểu tượng của thời kỳ đầy quyết tâm và hy sinh.

mu-tai-beo
Mũ tai bèo thật đẹp, nhưng 2 cô gái này không làm SEO

SEO du kích là gì?

Sau khi chúng ta đã tìm hiểu rõ về chiến tranh du kích và mũ tai bèo hơi lan man chút ở trên, thì giờ đây chúng ta sẽ vào nội dung chính “SEO du kích”

SEO du kích là cách bạn triển khai một dự án SEO bằng ngân sách thấp, tiêu chí là tận dụng triệt để mọi kẻ hở của đối thủ cạnh tranh để gia tăng xếp hạng những chủ đề, từ khóa vệ tinh khách đang bỏ lỡ. Vì tiềm lực có hạn, nên việc đối đầu trực diện cho những từ khóa có mức cạnh tranh cao là điều nên né tránh, thay vào đó lên kế hoạch cạnh tranh với đối thủ bằng chiến thuật gián tiếp, làm cho đối thủ không phòng bị, thậm chí không liệt kê bạn vào danh sách đối thủ cạnh tranh.

SEO du kích là một chiến lược SEO có khả năng mang lại một loạt lợi ích to lớn cho các tổ chức và doanh nghiệp bằng phương pháp song song tiếp thị trực tuyến đa kênh kết hợp kế hoạch SEO tổng thể. Điều này không chỉ bao gồm việc tăng doanh số bán hàng và xây dựng nhận thức thương hiệu mà còn nhiều ảnh hưởng tích cực khác sự phát triển lâu bền của doanh nghiệp. Khi bạn áp dụng chiến lược SEO du kích cho kế hoạch SEO dài hạn của mình, bạn đang đầu tư vào tương lai của sự phát triển doanh nghiệp của bạn một cách bền vững, vượt qua bão các đợt Google update.

Một trong những ưu điểm quan trọng của SEO du kích là khả năng tiếp cận một lượng lớn người dùng tiềm năng. Bằng cách tối ưu hóa nội dung của bạn để xuất hiện trong kết quả tìm kiếm của các từ khóa cụ thể, bạn có thể thu hút lượng lớn lưu lượng truy cập đến trang web của mình. Điều này không chỉ giúp tăng doanh số bán hàng mà còn củng cố vị trí của bạn trong lĩnh vực cạnh tranh.

Tuy nhiên, như mọi chiến lược, SEO du kích cũng đi kèm với nhược điểm của nó. Đôi khi, việc cạnh tranh để đạt được vị trí cao trong kết quả tìm kiếm có thể đòi hỏi nhiều thời gian và nguồn lực. Bạn cần thực hiện nghiên cứu từ khóa kỹ lưỡng, tối ưu hóa nội dung và duy trì chiến dịch SEO một cách đều đặn. Hơn nữa, các thuật toán của các công cụ tìm kiếm thường thay đổi, do đó bạn phải luôn cập nhật và điều chỉnh chiến lược của mình để duy trì hiệu suất tốt.

seo-du-kich

Tóm lại, SEO du kích là một phần quan trọng trong chiến lược tiếp thị trực tuyến, và việc hiểu rõ những ưu và nhược điểm của nó có thể giúp bạn tận dụng tối đa tiềm năng của nó trong việc phát triển doanh nghiệp trực tuyến của bạn. Sau đây là một số yếu tố và đặc điểm khi áp dụng SEO du kích mang lại hiệu quả cao:

1. Trường kỳ kháng chiến

Nếu bạn đang tự làm SEO với ngân sách nhỏ hoặc vốn kiến thức SEO khiêm tốn, nhưng có nhiều đối thủ của bạn họ bỏ tiền thuê Agency SEO đẩy mạnh từ khóa, họ vượt mặt bạn về mọi thứ. Lúc này phương pháp “trương kỳ kháng chiến” sẽ mang lại hiệu quả dành cho website của bạn.

Xem thêm  Coherent - Chìa khóa cho nội dung SEO mạch lạc và thu hút

Có câu nói như này “không sợ website đối thủ lên nhanh và mạnh, chỉ sợ cái thằng nó cặm cụi làm năm này qua tháng nọ”, thật đúng vậy. Có nhiều người họ không quá giỏi về SEO, cũng không đổ tiền để thuê Agency đẩy SEO nhanh trong 6 tháng hay 1 năm, bù lại họ vừa kinh doanh, vừa chạy quảng cáo lại vừa cặm cụi chăm sóc website của mình, cố gắng học hỏi thêm mỗi ngày, rồi lâu dần nội dung của họ trên website cũng ngày một nhiều, số lượng bài viết được index tăng lên, xếp hạng cũng từ đó nhiều từ khóa hơn, traffic đổ về theo năm tháng,… theo kiểu “kiến tha lâu đầy tổ”. Những website này một khi đã tăng trưởng thì rất bền, ít khi tăng mạnh nhảy vọt nhưng cũng ít khi bị rớt thảm.

Thế mạnh của họ là website được chăm chút đều theo năm tháng. Khác hoàn toàn một số dự án thuê Agency SEO, trong thời gian đang SEO thì lên nhanh, mạnh nhưng hết hợp đồng nếu không duy trì kế hoạch SEO hay bên Agency bàn giao lại cho team IT nội bộ tiếp nhận, team này yếu về SEO thì website rớt thê thảm là chuyện hoàn toàn có thể xảy ra.

Chưa kể một số Agency áp dụng phương pháp SEO mũ đen, dùng thủ thuật hay bùa phép này nọ để nhằm mục đích sớm đạt KPI thu đủ tiền, thì chuyện kết thúc hợp đồng SEO website rớt TOP là điều dễ xảy ra.

2. Lấy nhu thắng cương

Như bạn đã biết, qua hàng ngàn năm chống giặc ngoại xâm, Việt Nam ta luôn yếu thế hơn cả về số lượng, vũ khí và tiềm lực quân sự trước kẻ thù, tuy nhiên cha ông ra vẫn áp dụng “lấy nhu thắng cương”, tức lấy yếu để thắng mạnh.

Và trong SEO cũng vậy, khi đối mặt với những đối thủ mạnh, nếu bạn đánh trực diện những từ khóa có volume cao, mức cạnh tranh lớn thì rất khó để cạnh tranh trực tiếp, nó cũng giống như việc thời chiến tranh chống Mỹ cứu nước, nếu quân và dân ta mang cào cuốc, súng ống đơn sơ ra chiến đấu trực diện với hỏa lực tân tiến của Mỹ thì làm sao thắng nổi.

Trong SEO lấy ví dụ, bạn làm SEO mảng điện thoại và linh kiện, làm sao bạn có thể đối đầu trực diện TGDĐ, CellphoneS, FPTShop,… để SEO cạnh tranh từ khóa khủng như: iphone 15, điện thoại samsung, laptop,… Lúc này bạn cần triển khai thật nhiều từ khóa vệ tinh để kéo traffic và gia tăng độ uy tín của mình bằng những từ khóa như: laptop giá rẻ cho sinh viên, cách chụp ảnh đẹp bằng iphone, cách kiểm tra pin laptop,…

Nếu theo thời gian “trường kỳ kháng chiến” bạn có thể kéo lên TOP hàng ngàn từ khóa vệ tinh với volume tìm kiếm của mỗi từ khóa chỉ từ 30 – 500 lượt search/ tháng thì bạn cũng đã có được một lưu lược truy cập kha khá, bạn hoàn toàn có thể sử dụng những bài vệ tinh lên TOP đó để đi internal link về các sản phẩm liên quan.

lay-nhu-thang-cuong

3. Xin viện trợ bên ngoài

Trong chiến tranh, Việt Nam chúng ta nhận được sự giúp đỡ và viện trợ từ bạn bè quốc tế không ít, điển hình là từ Liên Xô. Khi áp dụng vào SEO, chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng mối quan hệ của mình để thúc đẩy sức mạnh cho website.

Ví dụ: bạn có mối quan hệ với bên báo chí, hoàn toàn có thể xin 1-2 bài viết PR về thương hiệu hay sản phẩm của mình, nhằm gia tăng uy tín (mình quen biết bạn bè làm bên báo chí, nên lâu lâu cũng xin được ít bài)

Hoặc bạn có bạn bè là KOL, KOC, là idol bên mạng xã hội, bạn hoàn toàn có thể nhờ họ share cho một vài bài viết để kéo traffic, nhờ bạn bè đánh giá Google maps, hay đánh giá sản phẩm trên website của bạn,… Chưa kể xin gắn link lên website của bạn bè, người quen,… Đại loại phương pháp này là cách để bạn cắt giảm được chi phí mua bán, và gia tăng xin – cho

4. Lấy công sức thay cho tiền bạc

Đây cũng là một chiến lược SEO du kích hiệu quả. Nếu có nhiều tiền để “đốt” cho một dự án SEO thì đó là quá bình thường, nhưng nếu bạn không có quá nhiều tiền thì việc cân đo đong đếm ngân sách chi ra là điều cần thiết.

Ví dụ: nếu bạn không có tiền đi link trên 1 trang báo lớn, hãy đi link nó ở 2-3 trang báo nhỏ. Hoặc bạn có thể sử dụng công sức thay cho tiền bạc, bạn hoàn toàn có thể tìm kiểu kỹ về nghiên cứu từ khóa, cố gắng tìm ra những ngách nội dung mà đối thủ còn ít khai thác, hay tìm ra những phantom keyword để triển khai nội dung.

Xem thêm  3 Yếu tố làm nên một bài content tốt "chuẩn SEO"

Có lần khi triển khai một dự án nó, lúc đó KPI chỉ là traffic tự nhiên, khi mà KPI là 60.000 traffic/ tháng trong khi tại thời điểm gần nghiệm thu mình chỉ mới đạt 50.000. Sau cả tuần suy nghĩ, nghiên cứu cuối cùng mình vô tình mở lịch lên để xem lịch âm, mình thấy có ngày “môi trường thế giới” và vừa may mắn thay, dự án của mình cũng liên quan ít nhiều tới chủ đề môi trường, vì vậy biên ngay bài viết về ngày môi trường thế giới và các biện pháp bảo vệ môi trường, kết quả là chỉ một bài viết đó kéo về hơn 500 từ khóa và 11.000 traffic tự nhiên, kết quả lúc nghiệm thu dự án mình đạt KPI 100%.

Qua dẫn chứng trên bạn thấy đấy, có những thành quả hoàn toàn đạt được nhờ công sức mà không tốn nhiều tiền bạc. Vậy nên phương pháp lấy công sức lấy công sức thay cho tiền bạc hoàn toàn khả thi trong một số trường hợp.

5. Thuê dịch vụ chăm sóc web thay vì SEO

Mình đã triển khai dịch vụ chăm sóc website từ 2012, thời mở công ty làm về web và thương mại điện tử, sau đó do công ty gặp khó khăn đóng cửa nên mình nghỉ, tới năm 2018 mình bắt đầu triển khai lại dịch vụ này, và tới 2019 khi mở công ty BALICO thì mình chính thức triển khai mạnh.

Thật ra nói dễ hiểu thì dịch vụ chăm sóc website chính là một gói SEO basic, tất cả hạng mục công việc tương tự như SEO, nhưng nó ở ngân sách thấp hơn 1/2 đến 1/3 so với SEO. Điều ngược lại thì chăm sóc website không cam kết về từ khóa, thứ hạng hay traffic. Dịch vụ này đơn giản là làm thay nhân viên IT nội bộ khi quản trị và lên nội dung cho website. Thay vì bạn phải thuê nhân viên IT làm việc tại văn phòng với mức lương 10tr – 12tr/ tháng, thì bạn có thể thuê 1 đơn vị outsource như bên mình chỉ với chí phí 8tr/ tháng.

Lợi ích không chỉ từ việc giúp website duy trì phát triển ổn định, mà còn vượt qua được các kỳ update của Google, bởi vì làm chăm sóc website không áp đặt bởi 2 rào cản: KPI từ khóa TOP và Thời gian hợp đồng (có khách ký chăm sóc web với bên mình 5 năm nay), cho nên mọi định hướng phát triển của website đều tự nhiên.

Nếu bạn có 1 khu vực cây ăn trái, bạn xem SEO như việc áp đặt năng suất và thời gian thu hoạch, buộc có lúc phải phun thuốc kích thích,… Thì việc chăm sóc web như thế bón phân, tưới nước một cách tự nhiên và chờ ngày đơm hoa kết quả, dĩ nhiên tuổi thọ của cây sẽ bền lâu hơn là việc bơm chất kích thích tăng trưởng.

cham-soc-web

Trường phái “SEO mũ tai bèo” chỉ có ở Việt Nam

Như bạn biết đấy, tại sao mình đưa chút định nghĩa về chiến tranh du kích và mũ tai bèo vào đầu bài viết, vì nó có sự liên quan với nhau. Và giữa SEO du kích và SEO mũ tai bèo cũng tương tự.

Nếu như SEO du kích mình gọi nó là một phương pháp, thì SEO mũ tai bèo mình dùng nó vì ở SEO vốn có các thuật ngữ như: mũ đen, mũ trắng, mũ xám,… Và điều trùng hợp hơn trong chiến tranh du lích, hình tượng mũ tai bèo không còn xa lạ, không chỉ giúp quân đội có thể ngụy trang tốt mà còn bảo vệ mưa nắng.

Chính vì vậy, mặc dù mũ tai bèo không phải chỉ có ở Việt Nam, tuy nhiên trường phái “SEO mũ tai bèo” thì chỉ có ở Việt Nam (bởi do chính mình khai sinh ra), và đọc đến đây các bạn cùng đừng quá quan trọng kiểu như cho mình là “đẻ thuật ngữ” hay “ngáo thuật ngữ”, cơ bản vẫn là tìm lấy một cái tên đọc cho dễ ghi nhớ, dễ hình dung và quan trọng là phù hợp với điều mình muốn chia sẻ mà thôi

Còn một số điều muốn viết thêm, nhưng nay đầu tháng còn bận nhiều việc, nên tạm chia sẻ tới đây đã, có thời gian sẽ viết nối bên dưới hoặc lên bài mới (nếu bạn yêu thích có thể chờ đón đọc), hoặc nếu bạn có share lại bài viết này hãy cho mình một câu ghi nguồn cuối bài nhé (chứ gõ bàn phím mỏi tay quá)

Cảm ơn bạn đã đọc (và không chê)

Ghi chú: Mình thành lập website cá nhân này nhằm thỏa mãn đam mê viết lách, bao gồm những bài blog mình tự viết và cả những nội dung sưu tầm. Nếu bạn yêu thích hãy cùng kết nối với mình qua Zalo: 0949.339.222 hoặc Facebook: Trịnh Bảo. Cảm ơn bạn đã ghé thăm!

× sticky